Trong đời sống, chúng ta thường bắt gặp những thành ngữ như: Giấc Nam Kha, Tây Thi, Nguyệt Lão, Liễu Chương Ðài ... hoặc Prômêtê, Gót Asin, Hồng Thủy ... hoặc Tú Bà, Chí Phèo, Xuân Tóc Ðỏ ... Ðó là những Ðiển tích, lấy trong văn hóa cổ, kim của Trung Quốc, phương Tây, Việt Nam, thường là những tên người, tên đất, những hình tượng văn học trong thần thoại, truyền thuyết, văn học, lịch sử ..., đầy tính thơ ca và chứa đựng biết bao ý nghĩa sâu xa.
Với mong muốn làm phong phú thêm vốn sống của bạn đọc, góp phần nhỏ bé nâng cao trình độ hiểu biết văn hóa nhân loại, chuyên mục "Ðiển tích Văn học" của NetCodo ra đời với mục đích ấy. Hàng tuần, vào ngày thứ Bảy, mời các bạn đến với chuyên mục của chúng tôi!
GẤM nàng Ban
Nàng cung nữ họ Ban
ngày đêm lặng lẽ dệt tấm lụa trắng, làm thành một cái quạt hình tròn như
mặt trăng rằm; hai con mắt to và đen của nàng Ban ủ ê, chẳng bao giờ ngước
nhìn lên. Nàng ngừng tay dệt, trầm ngâm: vầng trán trắng muốt hơi cau lại,
nước mắt long lanh, nàng đề một bài thơ lên quạt, bài Thu phiến
(Cái quạt mùa thu) sau này được các thi nhân vô cùng trân trọng. Bài thơ
kể nỗi lòng trong trắng như tấm lụa bạch của người cung nữ; lụa được cắt
hình mặt nguyệt làm quạt được Vua yêu dấu; mùa thu mát mẻ đến, Vua cất
quạt lụa nơi đáy hòm; tình yêu đứt đoạn. Người cung nữ ấy chính là nàng
Ban.
Nàng Ban là một cung phi đẹp tuyệt trần đời Hán Thành Ðế. Nàng tài giỏi, giữ chức Tiệp dư, cai quản mọi việc trong cung cấm và được Vua thương yêu hết lòng. Sau, Vua say mê nàng Triệu Phi Yến; nàng Ban phải chuyển sang cung Trường Tin của bà Thái Hậu, sống chơ vơ cô độc. Nàng xót xa cho số phận mình và gửi nỗi niềm riêng trong bài thơ trên.
"Nàng Ban", "gấm nàng Ban" chỉ số phận rủi ro của người phụ nữ phải sống kiếp cô đơn.
Thông tin trên mạng Netcodo
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ tại
Ban Biên Tập Mạng Netcodo
Ðiện thoại: (54)847247 - Email Intranet: quantri@netcodo.vnn.vn
Email Internet: netcodo@hue.vnn.vn